Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Cộng Đồng
Bài học từ đại dịch Covid-19 năm 2021 sẽ giúp thế giới vững vàng hơn trong năm tới
Với hơn 280 triệu ca mắc Covid-19 và hơn 5,4 triệu ca tử vong, đại dịch Covid-19 cũng tác động lớn đến kinh tế và xã hội thế giới trong năm 2021.

Tuy vậy, nhắc đến 2021 không chỉ là những con số buồn của đại dịch, mà đó còn là những giá trị nhân văn và bài học kinh nghiệm quý báu, giúp thế giới bước vào năm 2022 - cũng là năm thứ 3 của dịch Covid-19 đầy thách thức, với một tâm thế vững vàng và tự tin hơn.

"Chỉ có sát cánh cùng nhau, chúng ta mới có thể kết thúc đại dịch và mở ra một kỷ nguyên mới của niềm hy vọng”. Đây là thông điệp của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Gutteres về tinh thần trách nhiệm, hợp tác đối phó với đại dịch được lan tỏa hơn bao giờ hết trong năm 2021.

Thay vì các cuộc chạy đua tích trữ, tranh giành vaccine hay “nẫng tay trên” lẫn nhau giữa các nước đồng minh để có những hợp đồng vaccine cho riêng mình như năm 2020, tinh thần chia sẻ, hỗ trợ và trách nhiệm giúp đỡ lẫn nhau vượt qua đại dịch được thể hiện trong hầu hết các cam kết, thông điệp và các hội nghị quốc tế.

Từ G20 đến G7, Mỹ hay Liên minh châu Âu đều công bố các khoản hỗ trợ vaccine cho các quốc gia kém phát triển, với mục tiêu chung, cả thế giới đều được tiêm vaccine.

Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris tuyên bố: “Đại dịch Covid-19 không có biên giới. Chính quyền của Tổng thống Mỹ không chỉ có mục tiêu giúp đỡ các đồng minh có vaccine ngừa Covid-19 mà còn đảm bảo vaccine hiệu quả và an toàn cho toàn thế giới”.

Nhờ sự đóng góp tích cực của các quốc gia, Cơ chế chia sẻ vaccine COVAX cũng hoạt động hiệu quả hơn, với hơn 589 triệu liều vaccine được phân bổ cho 144 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hàng loạt các cam kết giãn nợ, xóa nợ, hỗ trợ cho các quốc gia kém phát triển được đưa ra để “cùng phục hồi, cùng phát triển” hậu đại dịch. Có thể nói những làn sóng dịch liên tiếp, hay mới nhất là sự xuất hiện của biến thể Omicron cho thấy một thực tế không nước nào có thể vượt qua cuộc khủng hoảng một cách đơn độc. Chỉ có cùng nhau hành động phối hợp trên quy mô toàn cầu, thế giới mới có thể quay trở lại thời kỳ bình thường mới.

Năm thứ 2 của đại dịch cũng tiếp tục chứng kiến những nỗ lực của người dân thế giới trong việc linh hoạt thay đổi để thích ứng. Trước hết là bước ngoặt chiến lược từ “Zero Covid-19” đến “ Sống chung an toàn với Covid-19”. Bắt đầu với việc tăng tốc bao phủ vaccine, sau đó là mở cửa dần dần, người dân thế giới cũng có những thay đổi đáng kể trong tư duy, nhận thức và thương mại điện tử lên ngôi.

Đến du lịch “không chạm”

“Đây là mô hình trải nghiệm du lịch với các thiết bị và công nghệ tự động hóa, giúp bạn có cơ hội khám phá các địa điểm du lịch thông qua kết nối thiết bị với người dân địa phương”.

Có thể nói thay đổi để thích ứng đang định hình đã trở thành xu thế chung, trong đó, việc mỗi người tự thích ứng, tự thích nghi là yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất, bởi đó chính là hành động chủ động để bảo vệ bản thân, cộng đồng và xã hội.

Và một bài học trân quý hơn cả trong đại dịch 2021 đó là giá trị của tình thương và sức mạnh lan tỏa của “vaccine tinh thần”. Sẽ không còn những lần la cà quán xá sau giờ làm, thay vào đó chúng ta dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, quay lại những thú vui tưởng chừng xa xỉ trong xã hội hiện đại như đọc sách, trồng cây… Hay đơn thuần chỉ là sự cố gắng để có những cái ôm ấm áp gửi tới người thân khi nỗi lo nhiễm bệnh khiến con người trở nên “sợ chạm vào nhau” hơn.

Cô Silava - một giáo viên Brazil mặc áo bảo hộ y tế đến từng nhà em học sinh trao những cái ôm ấm áp trong những ngày xa cách chia sẻ: “Đó là tình yêu thương từ tận đáy lòng. Đó là nỗi nhớ từ trái tim. Tôi cần nhìn thấy hạnh phúc trong mắt những đứa trẻ. Chúng đã nói với tôi rằng hãy tới nhà và trao những cái ôm thật ấm áp”.

Những ATM rau củ, rổ thực phẩm phân phát cho người khó khăn, hay đơn thuần là gói rau, túi cà chua với dòng chữ gửi tặng nhau treo cửa nhà mỗi ngày là cách người dân thế giới chia sẻ và động viên nhau vượt qua những ngày khó khăn của đại dịch. Thế giới bước vào năm 2022 với nhiều nỗi lo về các cơn sóng dữ mang tên biến thể mới. Tuy nhiên giá trị của các bài học trong đại dịch 2021 sẽ vẫn còn ý nghĩa, giúp người dân thế giới bước vào năm mới 2022 với tâm thế vững vàng và tự tin hơn./.
DanQuyen.com (Theo vov.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng (27-04-2024)
    Ukraine tìm cách đưa công dân nam về nước (23-04-2024)
    Đài Loan hứng 93 trận động đất trong đêm (23-04-2024)
    Chàng trai Hà Nội 123 lần hiến tiểu cầu cứu người (22-04-2024)
    Người định cư Israel náo loạn bờ Tây, cảnh báo bạo lực leo thang (21-04-2024)
    Quảng Trị tăng cường kiểm soát, ngăn ngừa bệnh than xâm nhập vào nội địa (11-04-2024)
    Hải quan thông tin về hợp tác, hội nhập hải quan ASEAN (08-04-2024)
    Hơn 100 người di cư thiệt mạng ở ngoài khơi Mozambique và Tunisia (08-04-2024)
    'Bảo vệ cuộc sống, xây dựng hòa bình' (04-04-2024)
    Gió bão tàn phá nam Trung Quốc, người dân bị thổi bay khỏi nhà (03-04-2024)
    Cháy hộp đêm kinh hoàng ở Thổ Nhĩ Kỳ (02-04-2024)
    Vụ tấn công tại Moskva: Vẫn còn 95 người được cho là mất tích (27-03-2024)
    Nguy cơ về làn sóng tấn công khủng bố ở châu Âu (25-03-2024)
    Thi hài thuyền viên Việt Nam tử nạn ở Biển Đỏ đã được đưa về nước (24-03-2024)
    Tình hình người Việt Nam trong vụ khủng bố tại Nga (23-03-2024)
    143 người thiệt mạng trong vụ khủng bố ở Nga (23-03-2024)
    Cùng tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất 2024 (23-03-2024)
    Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc lại không thông qua nghị quyết ngừng bắn ở Gaza (22-03-2024)
    Liên hợp quốc quan ngại về các hoạt động quân sự của Israel tại bệnh viện Al-Shifa (21-03-2024)
    National Asian Pacific Center On Aging (20-03-2024)

Các bài viết cũ:
    Canada có số ca mới cao kỷ lục, du thuyền Mỹ ghi nhận 55 ca mắc (24-12-2021)
    Hong Kong phát hiện ca nghi nhiễm Omicron đầu tiên trong cộng đồng (24-12-2021)
    Nước Anh ghi nhận hơn 100.000 ca mắc/ngày, Omicron sắp trở thành chủng thống trị tại Pháp (23-12-2021)
    Nhiều nước mong muốn Việt Nam không cách ly người đã tiêm vaccine (23-12-2021)
    Thái Lan chi 1 tỷ USD mua vaccine phòng COVID-19 cho năm 2022 (22-12-2021)
    Châu Âu lại 'siết chặt' do lo ngại về biến thể Omicron (21-12-2021)
    Trung Quốc siết chặt phòng dịch sau 6 ca nhiễm chủng Omicron (21-12-2021)
    Indonesia áp dụng 5 biện pháp ứng phó với biến thể Omicron (21-12-2021)
    Cảnh báo về việc tiêm phòng cúm trong lúc biến thể Omicron 'hoành hành' (20-12-2021)
    Thái Lan ghi nhận ca nhiễm biến chủng Omicron đầu tiên trong cộng đồng (20-12-2021)
    Iran có ca nhiễm Omicron đầu tiên, số ca mắc mới tại Lào giảm (19-12-2021)
    Australia không phong tỏa dù Covid-19 lây lan nhanh (17-12-2021)
    Indonesia ghi nhận ca đầu tiên nhiễm biến thể Omicron (16-12-2021)
    Chủng Omicron hoành hành, ca mắc COVID-19 ở Hàn Quốc cao chưa từng thấy (15-12-2021)
    Số ca mắc COVID-19 tại Peru đang tăng cao trở lại (14-12-2021)
    Động đất mạnh 7,4 độ Richter ở Indonesia, cảnh báo sóng thần, dân đổ ra đường (14-12-2021)
    Bộ Y tế: 3 trường hợp nghi mắc biến thể mới tại Hồng Kông (Trung Quốc) bay từ Việt Nam là do chủng Delta (14-12-2021)
    Anh đang ghi nhận tới 200.000 ca nhiễm Omicron mỗi ngày? (14-12-2021)
    Bang Queensland (Australia) mở cửa trở lại sau gần 5 tháng (13-12-2021)
    Nhật Bản phát hiện ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên vượt qua kiểm tra y tế (12-12-2021)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152763145.